Tiết lộ #5 cách phân biệt các loại bao bì sản phẩm tránh nhầm lẫn
Đứng trước hàng vạn bao bì đa dạng, tưởng như chúng là một nhưng thực ra lại được chia ra làm nhiều loại. Để phân biệt các loại bao bì thật chẳng dễ dàng chút nào.
Bằng kiến thức và kinh nghiệm có được, In Bình Minh xin chia sẻ đến bạn một số cách so sánh các loại bao bì thông dụng hiện nay, cũng như tìm hiểu về ưu – nhược điểm của chúng. Chúng ta cùng theo dõi nhé!
Mục lục bài viết
1. Phân biệt theo công dụng của các loại bao bì
Bao bì là gì trong vận chuyển? Bao bì vận chuyển có tác dụng bảo vệ vẹn nguyên số lượng và chất lượng sản phẩm. Thường phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Tuỳ theo loại bao bì đóng gói đó thể tái chế hay không, mà giá trị của nó sẽ được tính ngay vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
Bao bì trong, loại bao bì này thường được dùng để đóng gói hàng hoá, nên nó trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm. Vì thế, giá trị của nó sẽ được cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán.
2. Phân loại bao bì theo độ cứng
Bao bì mềm: Bởi vì chịu tác động của trọng tải hàng hoá và tác động cơ học từ bên ngoài nên bao bì mềm thường dễ bị biến dạng. Tuy nó không chịu được tác động, va chạm trong quá trình xếp dỡ vận chuyển, nhưng đây là loại phương tiện để truyền các tác động đó vào hàng hoá và không bị ảnh hưởng bởi tác động cơ học. Thường dùng cho các sản phẩm dạng bột, hạt.
Bao bì cứng: Có khả năng chịu được những tác động từ bên ngoài, tải trọng của sản phẩm bên trong và giữ nguyên hình dạng trong khi vận chuyển.
Bao bì nửa cứng: Đây là một trong các loại bao bì có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm và vận chuyển.
3. Phân loại bao bì sản phẩm theo mức độ chuyên môn hoá
Bao bì thông dụng: Loại bao bì này có thể ứng dụng để chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Bao bì chuyên dùng: Chỉ được dùng để chứa đựng một loại sản phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất vật lý, hoá học hoặc ở trạng thái đặc biệt. Ví dụ như các chất khí, hoá chất độc hại, dễ gây cháy nổ,…
4. Theo số lượng sử dụng để phân ra các loại bao bì
Bao bì sử dụng một lần: Chỉ phục vụ cho một lần sử dụng và giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản phẩm.
Bao bì sử dụng nhiều lần: Có khả năng sử dụng lại, thường được sản xuất từ những vật liệu bền vững như kim loại, chất dẻo tổng hợp,… Giá trị của chúng sẽ được tính vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
5. Phân biệt các loại bao bì theo nguyên liệu chế tạo
Cách phân biệt các loại bao bì chủ yếu được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý sản xuất, quản lý môi trường quan tâm. Theo đó, các loại bao bì đảm bảo quy cách đóng gói hàng hóa này thường được mang tên của những loại vật liệu chế tạo ra nó. Bao gồm:
a. Loại bao bì gỗ
Đây là loại bao bì có đặc điểm là dễ sản xuất, dễ sử dụng và có độ bền tương đối cao. Đặc biệt là có khả năng thu hồi tái chế lại. Tuy nhiên, nhược điểm của loại bao bì này đó là có trọng lượng tương đối nặng, dễ hút nước, dễ cháy và dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm.
b. Dòng bao bì kim loại
Đây là loại bao bì có thể khắc phục nhược điểm của bao bì bằng gỗ, nhưng chi phí vật liệu cao. Chính vì thế, nó thường được ứng dụng vào các sản phẩm dễ cháy nổ, dễ bay hơi, sản phẩm dạng lỏng như: xăng, dầu, thuốc trừ sâu, hyđrô khí nén,… Đồng thời, bao bì kim loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
Ưu điểm: Loại bao bì này có độ bền, cứng cáp, chịu đựng được sự va đập mạnh, môi trường khắc nghiệt. Bên cạnh các ví dụ trên, thì bạn cũng có thể dễ dàng thấy bao bì đóng gói được làm bằng chất liệu kim loại này ở những hộp sữa bột, hộp bánh cao cấp,… thường có mẫu bao bì dạng này vì mang lại được cảm giác sang trọng, bền chắc.
Nhược điểm: Khối lượng lớn khó vận chuyển, dễ bị ăn mòn bởi những chất axit và chi phí vật liệu cao.
c. Carton, giấy và bìa
Đây là loại bao bì sản phẩm phổ biến nhất hiện nay trên thị trường trong nước và quốc tế. Nó chiếm khoảng 75% các loại bao bì sử dụng. Theo đó, loại bao bì này có các tính chất sau:
– Về hoá học: Không bị biến dạng khi gặp hóa chất, chịu nóng tốt, bắt lửa kém và chống được côn trùng, vi trùng.
– Sinh lý học: Không có mùi, không vị và không độc.
Ngoài ra, dây còn là chất liệu có khả năng tái chế vật liệu để tiếp tục quá trình sản xuất ra các loại bao bì hàng hoá khác.
Ưu điểm: Có tính chất hóa học tốt như không bị biến dạng khi gặp hoá chất có tính oxi hóa khử mạnh, khó cháy. Tính chất vật lý vượt trội như dễ chỉnh hình, chống ẩm tốt. Tính chất sinh học ưu việt như không mùi, không vị, không độc và kháng côn trùng. Không chỉ thế, chúng còn rất dễ in ấn, thể hiện ý tưởng cho mẫu mã sản phẩm thêm bắt mắt.
Nhược điểm: Độ bền kém hơn nhiều so với bao bì kim loại. Hiện nay khá phổ biến nhưng chưa tạo ra sự khác biệt lớn.
d. Vật liệu thuỷ tinh
Thường được dùng để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như hoá chất, rượu bia, dược phẩm,… loại này không độc, không phản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định, nhưng rất dễ bị vỡ khi có va chạm, rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
Ưu điểm: Có độ bền cao, cứng, không phản ứng hóa học, không bị phân hủy, đặc biệt chứa được chất lỏng. Dễ tạo ra được những mẫu mã bao bì sản phẩm ấn tượng. Tiêu biểu như những vỏ chai rượu.
Nhược điểm: Rất dễ vỡ khi rung xóc trong quá trình xếp dỡ.
e. Bao bì bằng đan tre, nứa
Bao bì này thường được ứng dụng vào trong các loại vật dụng như giỏ, thúng, rổ. Có đặc tính nửa cứng, sản xuất đơn giản, nguồn vật liệu dễ tìm và tiện lợi trong sử dụng. Đồng thời, bao bì này cũng thường được dùng để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rau quả và một số thực phẩm khác.
Ưu điểm: Vật liệu dễ tìm trong tự nhiên, dễ sản xuất và sử dụng. Đặc biệt có độ bền cao, thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế lại.
Nhược điểm: Nghệ nhân cần có tay nghề cao để làm ra những mẫu bao bì chất lượng. Dễ bị phá hoại bởi điều kiện môi trường như mọt, mối, chuột,…, chịu ẩm kém và trọng lượng nặng.
f. Bao bì sản phẩm được làm bằng vật liệu nhân tạo
Các loại bao bì được sản xuất từ chất liệu polime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng,… được gọi chung là vật liệu nhân tạo. Thường dùng để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong lưu trữ, bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
Ưu điểm: Có thể sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Dễ dàng in ấn và thiết kế bao bì.
Nhược điểm: Một số loại nhựa độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khó tái chế và xử lý chất thải được.
Trên đây bài viết đã giúp bạn 5 cách phân biệt các loại bao bì sản phẩm. Hy vọng rằng bạn sẽ chọn được cho mình chất liệu bao bì tốt nhất, phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của In Bình Minh để cập nhật nhiều thông tin hay ho, hữu ích nhé.
>>> Khám phá ngay chất dẻo là gì, bạn sẽ bắt gặp những loại chất dẻo vô cùng quen thuộc đó!